Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, Phú Yên có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển nghề nuôi cá chình. Do đó, việc sớm xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý (CDĐL) cho cá chình bông Phú Yên là việc làm cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh, gia tăng giá trị kinh tế cho loài cá này trên thị trường, đồng thời bảo vệ uy tín và danh tiếng sản phẩm.
Phú Yên là địa phương có nhiều vùng bãi triều nước lợ và cửa sông tạo ra các dòng hải lưu giàu dinh dưỡng. Đây chính là các bãi đẻ, sinh trưởng của các loài thủy sản, đặc biệt là cá chình bông. Bên cạnh đó, Phú Yên có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển nghề nuôi cá chình vì nhờ có điều kiện khí hậu và nguồn nước rất thuận lợi và cũng là địa phương có nguồn giống cá chình tự nhiên nhiều nhất cả nước.
Phú Yên có đường bờ biển dài gần 200km, có nhiều dải núi nhô ra biển hình thành các vùng eo, vịnh, đầm phá. Trong đó, có vùng nước lợ ven biển khoảng 21.000 ha là các bãi đẻ, sinh trưởng của các loài thủy sản.
Giống cá chình bông Phú Yên nổi tiếng toàn quốc, chiếm tỷ lệ 80 - 90% lượng cung toàn quốc.
Viện Thổ nhưỡng Nông hoá, Sở Khoa học và Công nghệ (KH và CN) tỉnh Phú Yên phối hợp với một số cơ quan liên quan đang triển khai nhiệm vụ “Đăng ký bảo hộ và quản lý chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cá chình bông của tỉnh Phú Yên” nhằm bảo hộ quyền và lợi ích chính đáng cho người tiêu dùng và nâng cao giá trị của sản phẩm trên thị trường.
Phú Yên là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Bờ biển Phú Yên dài 189 km, có nhiều dải núi nhô ra biển hình thành các vùng eo, vịnh, đầm phá. Nơi đây có các vùng bãi triều nước lợ, cửa sông đã tạo ra các dòng hải lưu giàu dinh dưỡng. Vùng nước lợ ven biển khoảng 21.000 ha là các bãi đẻ, sinh trưởng của các loài thủy sản, là điều kiện rất thuận lợi cho phát triển nuôi thủy sản, đặc biệt là cá chình bông. Việc xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý cá chình bông Phú Yên là việc làm cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng của loài cá này trên thị trường.